Sử dụng và bảo quản bình điện xe nâng, ắc quy xe nâng đúng cách

Sửa chữa xe nâng điện

Nguồn năng lượng để xe nâng điện hoạt động được lấy từ bình điện hay ắc quy điện đặt bên trong xe nâng điện, hay nói cách khác bình điện cung cấp năng lượng để cho xe nâng hoạt động. Do đó đối với xe nâng điện thì bình điện, ắc quy điện là một phần vô cùng quan trọng, không có bình điện xe nâng, ắc quy điện xe nâng điện sẽ không hoạt động được.

Để xe nâng điện hoạt động hiệu quả và giảm được chi phí thay thế ắc quy điện, bình điện chúng ta phải biết sử dụng, bảo trì và bảo quản bình điện đúng cách. Mục đích nhằm duy trì công suất và tuổi thọ của bình điện xe nâng, ắc quy xe nâng điện trong một khoảng thời gian lâu nhất có thể.

Sử dụng ắc quy xe nâng điện bình điện xe nâng hàng đúng cách, duy trì tuổi thọ của bình điện đúng như theo thời gian sử dụng của nhà sản xuất thông báo tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó bình điện xe nâng ắc quy điện hoạt động ổn định sẽ tăng hiệu suất làm việc, giảm được chi phí sửa chữa liên quan bình điện, ắc quy điện trong suốt quá trình sử dụng xe nâng điện.

Để đảm bảo bình điện ắc quy điện có tuổi dài, hoạt động đúng công suất thiết kế trong quá trình sử dụng bình điện nói riêng và xe nâng điện nói chung chúng ta phải lưu ý các vấn đề và phải thực hiện các công việc như sau:

1. Chọn máy sạc có công suất phù hợp với bình điện

Tùy theo công suất của mỗi loại bình điện, ắc quy xe nâng điện sẽ chọn loại máy sạc có công suất phù hợp. Sử dụng máy sạc có công suất vừa đủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để bình điện được nạp đầy đủ điện trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian máy sạc nạp đầy năng lượng cho bình điện khoảng 8 giờ – 9 giờ, từ đó sẽ làm tăng tuổi thọ của bình điện và hiệu quả làm việc của xe nâng điện cũng tăng lên tăng năng suất sản xuất.

Nếu sử dụng máy sạc có công suất nhỏ thời gian sạc đầy bình điện quá lâu hoặc không đủ năng suất để nạp đầy năng lượng cho bình điện. Ngược lại nếu sử dụng máy sạc có công suất lớn bình điện sẽ được nhanh chóng nạp đầy trong vòng 5  giờ – 6 giờ nhưng bình điện sẽ bị nóng và sôi mạnh trong quá trình sạc điện. Hiện tượng bình điện bị quá nóng, bị sôi mạnh trong quá trình sạc do máy sạc cung cấp một nguồn năng lượng quá lớn, vượt ngưỡng khuyến cáo vào trong bình điện. Quá trình này xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ làm tuổi thọ của bình điện giảm đi rất nhanh, thời gian thay bình điện mới nhanh hơn gây thiệt hại cho chủ sở hữu.

Công suất của máy sạc bình điện ắc quy điện được nhà sản xuất ghi rõ ràng trên máy sạc, thời gian sạc đầy bình điện thường từ 8 – 9 giờ (dung lượng bình điện còn lại khi bắt đầu sạc khoảng 20%). Đối với bình điện có điện áp định mức từ 48V trở lên nên sử dụng nguồn điện 03 pha để sạc bình điện.

Máy sạc điện cho ắc quy xe nâng bình điện xe nâng hàng phải là loại tự động, tự động ngắt nguồn sạc khi bình điện được sạc đầy dung lượng.

2. Dây dẫn điện, dây dẫn nguồn sạc phải phù hợp với công suất của máy sạc điện cho bình ắc quy

Dây dẫn điện, dây dẫn nguồn sạc phải đảm bảo đủ khả năng truyền tải điện trong suốt trình sạc điện cho ắc quy xe nâng. Dây dẫn điện không đủ công suất tải điện sẽ làm dây dẫn điện bị nóng cháy gây ra mất an toàn cho xe nâng điện nói riêng và nhà xưởng nói chung.

Cần tìm hiểu kỹ thông số và công suất của máy sạc bình điện để có thể lựa chọn được loại dây dẫn điện phù hợp.

3. Không được ngắt nguồn điện trong khi sạc, không được sạc khi dung lượng bình còn nhiều

Theo thiết kế của nhà sản xuất thì tuổi thọ của bình điện ắc quy điện xe nâng khoảng 1400 lần sạc, chỉ sạc điện cho ắc quy điện bình điệnxe nâng  khi dung lượng bình điện còn lại khoảng 20%. Nếu sạc điện và ngắt nguồn sạc điện cho bình điện ắc quy điện nhiều lần thì tuổi thọ của bình điện giảm đi rất nhanh, bình điện xe nâng ắc quy xe nâng dễ bị hư và phải thay thế cái khác.

Không được sạc khi dung lượng bình điện, ắc quy điện còn nhiều hơn mức 20% hoặc dung lượng bên trong còn lại ở mức bằng 0. Nên sử dụng bình điện, ắc quy điện cung cấp nguồn điện cho xe nâng điện làm việc khi bình điện ắc quy điện đã được sạc đầy năng lượng.

4. Không được mở nắp đậy các hộc bình điện, các hộc ắc quy xe nâng điện trong suốt quá trình sạc điện

Không được mở các nắp đậy các hộc bình điện trong suốt quá trình sạc vì trên các nắp đậy này đã có sẵn lỗ thoát khí. Nhà sản xuất đã thiết kế sẵn các lỗ thoát khí này để khi sạc bình điện hoặc trong quá trình sử dụng ắc quy điện bị nóng sẽ thoát khi qua các lỗ thở có sẵn này.

Nếu mở các nắp đậy hộc bình điện dung dịch trong các hộc bình điện riêng lẻ sẽ trào ra ngoài do quá trình sạc bị nóng, các vật thể lạ có thể rơi vào bên trong gây chạm nổ bình điện.

Không để dung dịch ắc quy điện tràn ra ngoài trong quá trình sạc và sử dụng, dung dịch có axit sẽ ăn mòn các cọc bình làm qua trình dẫn điện kém, dung dich axit làm hỏng vỏ bình chảy axit vào các bộ phận của xe nâng điện gây ra ăn mòn, đặc biệt là thệ thống dây điện dễ bị chạm và cháy nổ.

5. Sạc bình điện, nạp điện cho ắc quy xe nâng đúng nơi quy định, thông thoáng

Chỉ sạc bình điện ở phòng sạc theo quy định, phòng sạc phải thông thoáng, phòng sạc không được kín. Phải sạc bình điện ở nơi xa nguồn lửa và chất dẫn điện, đảm bảo nhiệt độ trong phòng sạc luôn dưới 450C, nếu phòng sạc nóng có thể gây ra hiệ tượng cháy nổ trong quá trình nạp điện.

6. Không được sử dụng bình điện ắc quy điện ngay sau khi bình điện được sạc đầy dung lượng

Trong suốt quá trình sạc bình điện sẽ bị nóng và sôi lên do đó nên sử dụng bình điện sau 1 giờ kể từ khi bình điện sạc đầy và đã ngắt nguồn điện sạc. Khi đó bình điện đã nguội không còn hiện tượng bốc hơi dung dịch axit ảnh hưởng đến chất lượng bình điện, con người và môi trường xung quanh.

7. Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch của ắc quy điện dùng cho xe nâng, đo nồng độ axit của dung dịch bình điện xe nâng

Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình điện, đảm bảo dung dịch trong bình điện luôn phải đạt mức theo yêu cầu theo thang đo hoặc phao đo được tích hợp trên nắp đậy hộc bình điện. Chỉ được châm nước cất khi dung dịch bình điện bị thiếu, không được châm dung dich vào bình điện xe nâng quá đầy sẽ làm tràn dung dịch axit ra ngoài. Ngoài ra tuyệt đối không được tự ý châm axit vào bình điện, nếu không kiểm tra kỹ lưỡng tự châm axit vào bình điện sẽ làm cho bình điện nhanh chóng hư trong thời gian ngắn.

Cần kiểm tra định kỳ nồng độ của dung dịch axit trong bình điện, nếu nồng độ dung dịch axit thấp hơn mức tiêu chuẩn phải châm thêm dung dịch axit để đảm bảo đủ nồng độ. Việc kiểm tra nồng độ axit này phải do nhân viên kỹ thuật có chuyên môn của chủ sở hữu xe nâng hoặc do kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ xe nâng thực hiện.

8. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh bình điện

Vệ sinh bình điện bằng máy xịt hơi, sử dụng vải lau chùi bề mặt của các hộc bình sạch sẽ. Kiểm tra các thanh nối, dây nối giữa các hộc bình, bôi mỡ bò vào các vị trí bị axit hóa. Kiểm tra xem dây dẫn bình điện có bị rách vỏ bọc, có bị rò rỉ điện ra bên ngoài không. Kiểm tra xem vỏ bình điện có bị thủng, có bị chảy axit lên xe nâng hàng không.